Hội đồng trường
HỘI ĐỒNG TRƯỜNG Cờ Úp online
Căn cứ Quyết định số 109/QĐ/TTg ngày 24/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường CĐSP BắcNinh;
Căn cứ Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 27/2/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt đề án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và quản lý tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ đối với trường CĐSP Bắc Ninh;
Căn cứ Quyết định số 517/QĐ-SGDĐT ngày 08/7/2020 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh về việc thành lập Hội đồng trường của Trường CĐSP Bắc Ninh;
Theo Biên bản cuộc họp của Hội đồng trường Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh ngày 25 tháng 9 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quyết định Thường trực Hội đồng trường và thành lập các Ban chuyên môn của Hội đồng trường Trường Cờ Úp online nhiệm kì 2020 – 2025 (có danh sách kèm theo). Các thành viên thường trực và trong Ban có nhiệm vụ thực hiện theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng trường và Trưởng Ban giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các thành viên Hội đồng trường và các đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh căn cứ quyết định thi hành./.
| TM HỘI ĐỒNG TRƯỜNG CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thúy Hà |
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG VÀ CÁC BAN
CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG, TRƯỜNG Cờ Úp online
(Ban hành kèm theo QĐ số 04/QĐ-HĐT CĐSP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chủ tịch Hội đồng Trường CĐSP Bắc Ninh)
I. THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG
1. Bà Nguyễn Thị Thuý Hà - Chủ tịch
2. Bà Vũ Thị Việt Thái - Thư kí
3. Ông Nguyễn Hữu Tuyến - Uỷ viên
4. Ông Nguyễn Thanh Chuân - Uỷ viên
5. Bà Nguyễn Thị Thương - Uỷ viên
II. CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG
1. Ban Kế hoạch Chiến lược phát triển, tổ chức và quản lí
1. Ông Nguyễn Hữu Tuyến - Trưởng Ban
2. Ông Nguyễn Thanh Chuân - Uỷ viên
3. Bà Nguyễn Thị Thương - Uỷ viên
4. Ông Ngô Gia Vịnh - Uỷ viên
5. Ông Nguyễn Cương Nghị - Uỷ viên
6. Bà Nguyễn Thị Thoan - Uỷ viên
7. Bà Đỗ Thị Loan - Uỷ viên
8. Ông Trần Hùng Viện - Uỷ viên
9. Ông Nguyễn Hữu Niên - Uỷ viên
10. Bà Nguyễn Thị Hồng Thu - Ủy viên
2. Ban Chuyên môn (Tuyển sinh – Đào tạo – Khoa học Công nghệ và Hợp tác)
1. Bà Nguyễn Thị Thương - Trưởng Ban
2. Bà Nguyễn Thị Hồng Thu - Uỷ viên
3. Ông Nguyễn Hữu Tuyến - Uỷ viên
4. Ông Nguyễn Cương Nghị - Ủy viên
5. Ông Ngô Gia Vịnh - Ủy viên
6. Bà Nguyễn Thị Thoan - Ủy viên
7. Ông Ngô Duy Nam - Uỷ viên
8. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Uỷ viên
9. Bà Trần Thị Hồng Minh - Uỷ viên
3. Ban Cơ sở vật chất
1. Ông Nguyễn Thanh Chuân - Trưởng Ban
2. Ông Nguyễn Hữu Tuyến - Uỷ viên
3. Bà Vũ Thị Việt Thái - Ủy viên
4. Ban Pháp chế
1. Ông Nguyễn Hữu Niên - Trưởng Ban
2. Ông Nguyễn Thanh Chuân - Ủy viên
3. Ông Ngô Duy Nam - Ủy viên
4. Bà Đỗ Thị Loan - Ủy viên
5. Ban Thu hút đầu tư
1. Bà Nguyễn Thị Thúy Hà - Trưởng Ban
2. Ông Nguyễn Hữu Tuyến - Ủy viên
3. Bà Nguyễn Thị Thương - Ủy viên
4. Bà Nguyễn Thị Thu - Ủy viên
5. Ông Trần Hùng Viện - Uỷ viên
6. Bà Trần Thị Hồng Minh - Ủy viên
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
TRƯỜNG Cờ Úp online , NHIỆM KÌ 2020 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-HĐTCĐSP ngày 25 tháng 9 năm 2020
của Hội đồng trường Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của hội đồng trường Trường Cờ Úp online ; mối quan hệ công tác giữa Hội đồng trường với Đảng ủy, Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng (sau đây gọi là Ban Giám hiệu), các đơn vị, tổ chức đoàn thể của Trường.
Điều 2. Tên gọi, chức năng của Hội đồng Trường
1. Tên gọi: Hội đồng trường Trường Cờ Úp online , gọi tắt là Hội đồng Trường, tên tiếng Anh là Bac Ninh Teacher Training College Board of Trustees.
2. Hội đồng trường là một tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường
Hội đồng trường có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Định kì hằng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan trực tiếp quản lí trường, cơ quan quản lí nhà nước về các điều kiện đảm bảo chất lượng, các kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết và tài chính của trường;
2. Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của trường; chủ trương phát triển trường;
3. Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục;
4. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án bổ sung, miễn nhiệm hoặc thay thế các thành viên của hội đồng trường;
5. Thông qua quy định về: Số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm (danh mục, tiêu chuẩn, điều kiện làm việc...); tuyển dụng, quản lí, sử dụng, phát triển đội ngũ viên chức, nhân viên hợp đồng của nhà trường; Quyết nghị về cơ cấu tổ chức, việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị của trường;
6. Công tác tổ chức cán bộ thực hiện theo Điều lệ Trường cao đẳng (Thông tư số 01/2015/QĐ-BGD&ĐT) và các quy định về phân cấp quản lí, tổ chức của cấp trên
7. Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng vào giữa nhiệm kì hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường;
8. Giám sát việc thực hiện quyết định của hội đồng trường, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng (nếu hội đồng trường không đồng ý với giải trình của hiệu trưởng thì báo cáo cơ quan trực tiếp quản lí trường); giám sát việc quản lí, sử dụng tài chính, tài sản của trường; báo cáo hằng năm trước hội nghị toàn thể của trường về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng trường.
9. Tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lí có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng trường; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng trường; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong trường.
10. Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐSP Bắc Ninh.
Điều 4. Số lượng, cơ cấu và trách nhiệm của thành viên hội đồng trường
1. Hội đồng trường có số lượng thành viên là số lẻ và tối thiểu là 15 thành viên; nhiệm kì 2020 - 2025 có 15 thành viên, bao gồm 11 thành viên trong trường và 04 thành viên ngoài trường. Việc thay đổi số lượng thành viên hội đồng trường do Hội đồng trường đề nghị cấp trên ra quyết định. Hội đồng trường có 01 chủ tịch, 01 thư kí và các thành viên hội đồng.
- Cơ cấu thành viên hội đồng trường
a. Thành viên đương nhiên: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b. Thành viên khác:
- Đại diện lãnh đạo, giảng viên của các khoa, phòng và tương đương;
- Các thành viên bên ngoài: là những người có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục;
c. Thành viên hội đồng trường thực hiện và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường phân công và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động trường CĐSP Bắc Ninh; tham gia đầy đủ các phiên họp của hội đồng trường, chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình
3. Chủ tịch hội đồng trường
a. Chủ tịch hội đồng trường là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm quản lí giáo dục, có đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng trường theo quy định của pháp luật;
b. Chủ tịch hội đồng trường do Hội đồng trường bầu theo nguyên tắc đa số bỏ phiếu kín và được cơ quan quản lí có thẩm quyền ra quyết định công nhận; Chủ tịch hội đồng trường không kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng Trường Cờ Úp online và có trách nhiệm, quyền hạn dưới đây:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường. Kí văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường;
- Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Hội đồng trường;
- Tổ chức xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng trường;
- Triệu tập các cuộc họp định kì và bất thường của hội đồng trường;
- Quyết định về chương trình nghị sự, chủ tọa các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại các cuộc họp;
- Kí các văn bản và quyết nghị của hội đồng trường;
- Điều hành hội đồng trường thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 9 của Điều lệ trường cao đẳng và Điều 3 của Quy chế này.
Khi Chủ tịch hội đồng trường vắng mặt, một thành viên hội đồng trường được Chủ tịch hội đồng trường ủy quyền điều hành các hoạt động của hội đồng trường. Thời gian ủy quyền không quá 6 (sáu) tháng.
4. Thư kí hội đồng trường do Chủ tịch hội đồng trường giới thiệu trong số các thành viên hội đồng trường, được hội đồng trường bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Chủ tịch hội đồng trường bổ nhiệm Thư kí hội đồng trường khi các thành viên hội đồng trường thông qua với trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của hội đồng trường đồng ý. Thành viên bên ngoài không phải là công chức, viên chức thì không đảm nhiệm chức vụ thư kí hội đồng trường. Thư kí hội đồng trường không kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, trực tiếp giúp chủ tịch hội đồng trường thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
a. Tổng hợp thông tin về hoạt động của trường báo cáo chủ tịch hội đồng trường; chuẩn bị chương trình nghị sự, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư kí các cuộc họp của hội đồng; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của hội đồng trường;
b. Chuẩn bị các báo cáo, giải trình với cơ quan quản lí nhà nước và các cơ quan liên quan theo nhiệm vụ, chức năng của hội đồng trường;
c. Các nhiệm vụ khác do chủ tịch hội đồng trường giao.
5. Các thành viên khác của hội đồng trường:
Các thành viên của hội đồng trường làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Các thành viên thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch hội đồng trường phân công và các nhiệm vụ khác quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, cho ý kiến biểu quyết các quyết nghị của Hội đồng trường tại các phiên họp hoặc qua văn bản do Thường trực hội đồng trường gửi đến (nếu có) giữa hai kì họp; theo dõi việc thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường; đề xuất ý kiến về các hoạt động của trường; đề xuất sáng kiến, ý tưởng, hoặc trình đề án, kế hoạch góp phần xây dựng và phát triển trường
Các thành viên hội đồng trường có ý kiến khác với quyết nghị của hội đồng trường có quyền bảo lưu ý kiến và được ghi vào biên bản phiên họp, nhưng không được làm trái với quyết nghị đã được thông qua.
6. Danh sách chủ tịch và thành viên hội đồng trường được công khai trên trang thông tin điện tử của trường sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận. Nhiệm kì của hội đồng trường là 05 năm.
Điều 5. Thường trực hội đồng và các ban chuyên môn của Hội đồng trường
1. Thường trực hội đồng trường có chức năng giúp hội đồng trường chuẩn bị, tổ chức, đảm bảo duy trì các hoạt động thường xuyên và đột xuất của hội đồng trường giữa các kì họp của hội đồng trường. Thường trực hội đồng trường được quyền quyết định những công việc khẩn cấp của trường khi có sự uỷ quyền bằng văn bản của tất cả các thành viên hội đồng trường.
Thành phần của Thường trực hội đồng trường gồm: Chủ tịch hội đồng trường, Hiệu trưởng, Bí thư Đảng uỷ, các Phó Hiệu trưởng (nếu là thành viên trong Hội đồng trường), Thư kí hội đồng trường, các Trưởng Ban của hội đồng trường.
2. Hội đồng trường gồm 05 Ban chuyên môn: Ban Kế hoạch Chiến lược phát triển, tổ chức và quản lí; ban Chuyên môn (Tuyển sinh – Đào tạo – Khoa học Công nghệ và Hợp tác); ban Cơ sở vật chất, ban Pháp chế, ban Thu hút đầu tư.
Chức năng của các ban bao gồm:
- Thẩm định các đề án, tờ trình của Hiệu trưởng trước khi đưa ra lấy ý kiến toàn thể hội đồng trường;
- Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường theo lĩnh vực chuyên môn;
- Giám sát hoạt động của trường theo quyết nghị của hội đồng trường theo lĩnh vực chuyên môn;
- Chịu trách nhiệm nội dung công việc theo lĩnh vực chuyên môn của từng Ban. Thực hiện các hoạt động khác do Hội đồng trường phân công.
Nhiệm vụ cụ thể:
* Ban Kế hoạch Chiến lược phát triển, tổ chức và quản lí
- Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển, kế hoạch hằng năm của trường; chủ trương phát triển trường;
- Tham mưu định hướng về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm (danh mục, tiêu chuẩn, điều kiện làm việc...); tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ viên chức, nhân viên hợp đồng của nhà trường;cơ cấu tổ chức và việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị của trường;
- Tham mưu tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường;
- Giám sát việc thực hiện quyết định của Hội đồng trường, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng; giám sát việc quản lí, sử dụng tài chính, tài sản của trường; báo cáo hằng năm trước hội đồng trường về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của ban Kế hoạch Chiến lược phát triển, tổ chức và quản lí.
* Ban Chuyên môn (Tuyển sinh – Đào tạo – Khoa học Công nghệ và Hợp tác)
Tham mưu phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục;
Giám sát công tác hoạt động chuyên môn của trường; báo cáo hằng năm trước hội đồng trường về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của ban Chuyên môn.
* Ban Cơ sở vật chất
Tham mưu cho hội đồng trường về định hướng quản lí cơ sở vật chất của nhà trường.
Giám sát việc quản lí, sử dụng tài sản của trường; báo cáo hằng năm trước hội đồng trường về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của ban Cơ sở vật chất.
* Ban Pháp chế
- Tham mưu cho hội đồng trường về các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Thẩm định các văn bản quy phạm của Hội đồng trường.
- Giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật của trường; báo cáo hằng năm trước hội đồng trường về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của ban Pháp chế.
* Ban Thu hút đầu tư
- Lập kế hoạch xây dựng chiến lược thực hiện hợp tác với các nguồn đầu tư cho sự phát triển của nhà trường.
- Tham mưu tổ chức đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường với các nhà tuyển dụng.
- Giám sát việc thực hiện hợp tác giữa nhà trường và các đối tác. Báo cáo hằng năm trước hội đồng trường về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của ban Thu hút đầu tư.
Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
Điều 6. Nguyên tắc chung
1. Hội đồng trường là cơ quan lãnh đạo, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, hoạt động theo phương thức thảo luận, thông qua các nghị quyết tập thể và quyết định theo đa số tại cuộc họp hội đồng trường và trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được quy định tại Quy chế này.
2. Hoạt động của hội đồng trường phải đảm bảo yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật và Điều lệ trường cao đẳng quy định.
Điều 7. Hoạt động của hội đồng trường
1. Hội đồng trường họp thường kì ít nhất 06 tháng một lần và họp bất thường trong các trường hợp: có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên Hội đồng trường hoặc theo đề nghị của Chủ tịch hội đồng trường hoặc Hiệu trưởng.
2. Cuộc họp của hội đồng trường phải có ít nhất 2/3 số thành viên hội đồng tham dự. Quyết nghị của hội đồng chỉ có giá trị khi có trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của hội đồng trường đồng ý.
Nội dung các cuộc họp định kì của hội đồng trường được xác định theo chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của hội đồng trường. Nội dung các cuộc họp bất thường được xác định khi triệu tập cuộc họp hội đồng trường.
3. Chủ tịch hội đồng trường hoặc Hiệu trưởng có thể đề nghị họp liên tịch giữa Chủ tịch hội đồng, Thư kí, Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.
4. Thư kí hội đồng trường có trách nhiệm cung cấp các tài liệu liên quan đến nội dung cuộc họp định kì của hội đồng trước ngày tổ chức cuộc họp để các thành viên hội đồng nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến thảo luận và quyết nghị.
5. Nội dung các cuộc họp hội đồng trường phải được ghi vào sổ biên bản và được thông qua tại cuộc họp của hội đồng trường, các cuộc họp phải ghi biên bản và gửi đến cơ quan trực tiếp quản lí trường chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp;
6. Trong trường hợp cần thiết hoặc không thể tổ chức họp hội đồng thì Chủ tịch hội đồng có thể gửi phiếu hỏi ý kiến tới từng thành viên hội đồng; một đề nghị được quá 50% số thành viên hội đồng nhất trí tàn thành, trong đó có Chủ tịch hội đồng, có giá trị như quyết nghị của hội đồng.
7. Hội đồng trường được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của nhà trường để triển khai các công việc của hội đồng trường;
- Về cơ chế ủy quyền của Chủ tịch hội đồng trường
Chủ tịch hội đồng trường không thể chủ trì cuộc họp hội đồng trường thì ủy quyền cho một trong số các thành viên hội đồng trường để điều hành cuộc họp của hội đồng trường. Văn bản ủy quyền phải gửi đến cơ quan quản lí trực tiếp cấp trên và thông báo công khai trước các thành viên hội đồng trường. Người được ủy quyền có trách nhiệm báo cáo lại với Chủ tịch hội đồng trường những nội dung đã được thông qua tại cuộc họp hội đồng trường. Thời gian ủy quyền không quá 06 tháng.
Điều 8. Quyết nghị của Hội đồng trường
1. Tại mỗi kì họp, hội đồng trường phải thông qua quyết nghị chung về những vấn đề hội đồng trường đã thảo luận trong phạm vi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và có giá trị thực hiện khi được trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của hội đồng trường đồng ý.
2. Việc thông qua nghị quyết của hội đồng trường tiến hành tại cuộc họp theo 01 trong 02 hình thức biểu quyết: giơ tay hoặc bỏ phiếu kín (do Chủ trì cuộc họp hội đồng trường quyết định).
3. Đối với các thành viên hội đồng trường không dự họp, nếu thấy cần thiết, Chủ tịch hội đồng trường có thể xin ý kiến biểu quyết thông qua lấy ý kiến trước bằng văn bản (qua bưu điện hoặc thư điện tử). Phiếu biểu quyết bằng văn bản gửi đến hội đồng trường phải được dán kín, chỉ được mở trước các thành viên hội đồng khi kiểm phiếu. Trường hợp gửi qua thư điện tử thì phải chụp hoặc quét văn bản gốc và gửi đính kèm, đồng thời văn bản gốc đó phải chuyển cho hội đồng trường qua thư hoặc trong lần họp gần nhất để lưu trữ. Thời gian nhận ý kiến bằng văn bản do Hội đồng trường quyết định, nhưng không quá 10 ngày làm việc (tính từ ngày hội đồng trường lấy phiếu, lấy ý kiến). Trường hợp sau 10 ngày, nếu thành viên không phải hồi ý kiến thì xem như thành viên đó đã đồng ý với ý kiến của hội đồng trường.
4. Quyết nghị của hội đồng trường được gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo, các thành viên hội đồng trường, các tổ chức và cá nhân liên quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được hội đồng trường thông qua. Những thành viên có ý kiến khác với quyết nghị của hội đồng trường có quyền bảo lưu ý kiến nhưng không được làm trái với nội dung quyết nghị của hội đồng trường đã thông qua.
Điều 9. Chế độ thông tin của hội đồng trường
1. Hội đồng trường được nhận các văn bản liên quan của các cơ quan cấp trên và của trường trong chỉ đạo, lãnh đạo các mặt hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của hội đồng trường.
2. Hội đồng trường có quyền yêu cầu lãnh đạo trường, các đơn vị thuộc và trực thuộc trường cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết, liên quan để thực hiện các nhiệm vụ của hội đồng trường.
3. Lãnh đạo trường, các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin và tài liệu cần thiết, liên quan theo yêu cầu của Hội đồng trường.
Điều 10. Quản lí văn bản, tài liệu của Hội đồng trường
1. Văn bản, tài liệu của các đơn vị, tố chức hoặc cá nhân trong và ngoài trường gửi đến hội đồng trường được bộ phận Văn thư của trường vào sổ theo dõi và chuyển đến thư kí hội đồng trường để tổng hợp, báo cáo chủ tịch hội đồng trường xem xét, giải quyết.
2. Văn bản, tài liệu của hội đồng trường có nội dung quan trọng gửi các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan do thư kí soạn thảo theo quyết nghị của hội đồng trường hoặc ý kiến của Chủ tịch hội đồng trường, trình Chủ tịch hội đồng trường ký thay mặt cho hội đồng trường.
3. Tất cả văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động của hội đồng trường đều phải được đăng ký, quản lí và lưu trữ theo quy định của Nhà nước và của trường.
Điều 11. Cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của Hội đồng trường
1. Hội đồng trường được bố trí các phương tiện làm việc, được sử dụng con dấu và tổ chức bộ máy của trường để thực hiện triển khai các nhiệm vụ.
2. Kinh phí đảm bảo cho hoạt động của hội đồng trường thực hiện theo quy định của Nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
3. Chủ tịch hội đồng trường và các thành viên trong hội đồng được hưởng phụ cấp chức vụ được tính trong kinh phí hoạt động của nhà trường;
Chương IV
QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 12. Quan hệ giữa Hội đồng trường và Đảng ủy trường
Trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng trường thảo luận và quyết nghị về các mục tiêu, phương hướng và kế hoạch phát triển; đồng thời thực hiện giám sát các hoạt động của trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường.
Điều 13. Quan hệ giữa Hội đồng trường và Ban Giám hiệu
1. Ban Giám hiệu có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung để báo cáo với hội đồng trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ trường cao đẳng;
2. Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường; trao đổi với Chủ tịch hội đồng trường và thống nhất cách giải quyết theo quy định của pháp luật và Quy chế này. Nếu phát hiện nghị quyết không phù hợp với thực tế, ảnh hưởng đến hoạt động chung của trường, trường hợp không thống nhất được cách giải quyết thì Hiệu trưởng báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;
3. Hiệu trưởng báo cáo hội đồng trường phê duyệt chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ của Trường; thông qua quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lí, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, người lao động;
4. Hội đồng trường có trách nhiệm quyết nghị các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền và giám sát việc triển khai thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường.
Điều 14. Quan hệ giữa Hội đồng trường với các đơn vị, tổ chức đoàn thể của Trường
Hội đồng trường trực tiếp hoặc thông qua các thành viên của hội đồng trường chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, tổ chức đoàn thể của trường thực hiện những quyết nghị đã được Hội đồng trường thông qua.
Chương V
KHEN THƯỞNG, KỈ LUẬT, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM
Điều 15. Khen thưởng, kỉ luật
Thành viên hội đồng trường có thành tích đóng góp cho hoạt động của hội đồng trường được khen thưởng; thành viên vi phạm các quy định hoạt động của hội đồng trường sẽ bị xử lí kỉ luật theo quy định của pháp luật, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường.
Điều 16. Miễn nhiệm, thay thế chủ tịch và các thành viên hội đồng trường
1. Hội đồng trường có trách nhiệm xem xét việc miễn nhiệm, thay thế chủ tịch và thành viên hội đồng trường, gửi hồ sơ đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Hồ sơ đề nghị bổ sung, thay thế thành viên hội đồng trường gồm: Tờ trình nêu rõ lí do các trường hợp bổ sung, thay thế; biên bản họp hội đồng trường; biên bản kiểm phiếu và phiếu bầu; các hồ sơ minh chứng liên quan (nếu có).
2. Chủ tịch và các thành viên hội đồng trường bị miễn nhiệm, thay thế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia hội đồng trường; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao, đã nghỉ làm việc quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục; đang chấp hành bản án của toà án; bị cơ quan có thẩm quyền quản lí nhân sự quyết định kỉ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm; vi phạm các quy định khác ở mức độ miễn nhiệm đã quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Thủ tục thay thế, miễn nhiệm chủ tịch và thành viên hội đồng trường được thực hiện theo Điều 7, Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 và Quyết định số 3868/QĐ- BGDĐT ngày 18/10/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 3268/ QĐ-BGD ĐT ngày 29/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng trường giảm so với quy định, hội đồng trường phải bổ sung theo quyết nghị của hội đồng trường. Thời gian để tổ chức bổ sung thành viên hội đồng trường tối đa là 30 ngày kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. Quy trình bổ sung thành viên hội đồng trường được thực hiện như sau:
- Hội đồng trường họp để thống nhất giới thiệu danh sách bổ sung tham gia hội đồng trường.
- Sau khi thống nhất danh sách tham gia bổ sung hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường triển khai:
+ Đối với thành phần bên ngoài mời tham gia: có văn bản mời tham gia hội đồng trường;
+ Đối với thành phần tham gia là các viên chức thuộc trường thì Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị bầu thành viên hội đồng trường. Thành phần tham gia bầu theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chủ tịch hội đồng trường báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo bổ sung tham gia hội đồng trường để xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
Chủ tịch hội đồng trường, các thành viên hội đồng trường, Hiệu trưởng, Trưởng các đơn vị, các tổ chức đoàn thể và cá nhân thuộc trường có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Điều 18. Điều khoản thi hành
1. Quy chế này có 6 Chương, 18 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày kí.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, bất hợp lí, hội đồng trường sẽ xem xét,quyết định chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp./.
|
|
- Chia sẻ:
- |
- In bài viết
-
Ngày ban hành: (22/09/2020)
-
Ngày ban hành: (21/09/2020)
-
Ngày ban hành: (17/09/2020)
-
Ngày ban hành: (17/09/2020)
-
Ngày ban hành: (17/09/2020)
-
Ngày ban hành: (16/09/2020)
-
Ngày ban hành: (16/09/2020)
-
Ngày ban hành: (15/09/2020)
-
Ngày ban hành: (15/09/2020)
-
Ngày ban hành: (14/09/2020)
-
Ngày ban hành: (11/09/2020)
-
Ngày ban hành: (11/09/2020)