Cờ Úp online - Nền tảng cá cược tốt

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sử dụng phương pháp “Nghiên cứu trường hợp điển hình” trong dạy học học phần Pháp luật đại cương cho sinh viên Trường CĐSP Bắc Ninh

    Ths. Hoàng Minh Loan - Khoa Bộ môn chung

1. Nêu vấn đề

        Giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên. Hiện nay có nhiều cách thức nhằm giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong đó thông qua dạy học học phần pháp luật đại cương là một trong những cách thức hữu hiệu. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học học phần này cho sinh viên hiện nay thì việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Bài viết đề cập đến việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (NCTHĐH) trong dạy học dạy học phần Pháp luật cho sinh viên Trường Cờ Úp online .

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Khái niệm

- “Trường hợp điển hình” thể hiểu là những câu chuyện phản ánh sự việc, hành động, việc làm có thật diễn ra trong thực tiễn, cuộc sống hàng ngày của con người, được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, đài truyền hình, hoặc các tạp chí, sách báo, mạng internet,...

- “Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là một phương pháp dạy học, trong đó sinh viên tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm. Những tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết. NCTHĐH có thể được thực hiện trên video, băng hình hoặc văn bản viết

        Phương pháp NCTHĐH có một số đặc điểm cơ bản sau: Là trường hợp được rút ra từ thực tiễn hoặc phản ánh một tình huống thực tiễn nên thường mang tính phức hợp; mục đích của phương pháp NCTHĐH không chỉ đơn thuần là truyền thụ tri thức lí thuyết cho người học mà là vận dụng tri thức vào việc giải quyết những tình huống cụ thể; sinh viên được đặt trước những tình huống, các em cần xây dựng phương án giải quyết vấn đề cũng như đánh giá các phương án đó để lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tối ưu. 

2.2. Quy trình thực hiện và những lưu ý khi sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp

         - Bước 1: Giới thiệu về trường hợp điển hình. Bước này có thể được thực hiện bằng 2 cách: + Cách 1: Giảng viên giới thiệu; + Cách 2: Giảng viên giao nhiệm vụ cho sinh viên sưu tầm và giới thiệu. Hình thức giới thiệu: Tùy từng trường hợp, có thể chọn một trong các cách giới thiệu sau:

+ Kể chuyện pháp luật; + Giới thiệu video (hoặc kết hợp cả hai hình thức trên); + Đóng vai, dựng lại câu chuyện pháp luật (nên khuyến khích người học thực hiện cách này).

        - Bước 2: Nêu các vấn đề cần giải quyết và gợi ý cho sinh viên thảo luận. Cùng với việc nêu  trường hợp điển hình, giảng viên đưa ra một hệ thống các câu hỏi và cách giải quyết vấn đề, sinh viên huy động vốn tri thức đã có để giải quyết vấn đề. Như vậy, câu hỏi và cách giải quyết vấn đề do giảng viên đưa ra cần phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên. Câu hỏi phải giải quyết được những vấn đề đã nêu ra và được giảng viên chuẩn bị trước, nhưng tùy theo tình hình học tập của sinh viên trong giờ học, giảngviên có thể thay đổi câu hỏi và cách giải quyết vấn đề cho phù hợp.

         Cách thực hiện: + Giảngviên đặt câu hỏi khai thác tình tiết câu chuyện; + Sinh viên phân tích nội dung câu chuyện để trả lời những câu hỏi của giảngviên.

         - Bước 3: Tổ chức cho sinh viên thảo luận. Giảngviên có thể chia nhóm để thảo luận. Việc chia nhóm thảo luận chủ yếu dựa trên nội dung bài học và đối tượng người học. Có nhiều kĩ  thuật phân nhóm:nhóm 2-3 sinh viên ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận - gọi là nhóm nhỏ; kết hợp các nhóm nhỏ lại thành nhóm lớn 4-6 người gọi là nhóm lớn; cho một nhóm thảo luận, nhóm còn lại quan sát lắng nghe và phản hồi gọi là nhóm “bể cá”; chia nhóm sinh viên bằng số vấn đề thảo luận trong nội dung bài học và thảo luận theo thứ tự của nhóm tương ứng với thứ tự vấn đề thảo luận, sau đó giảngviên cho cả lớp thảo luận chung và tổng kết gọi là nhóm “luân phiên”,… Giảngviên đóng vai trò là người điều khiển, hướng dẫn sinh viên thảo luận.

         - Bước 4: Kết luận vấn đề và định hướng nghiên cứu. Giảngviên rút ra kết luận và hướng câu chuyện tới nội dung bài học. Cách thực hiện: Giảngviên phân tích và tổng hợp các ý kiến trả lời của sinh viên, đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận.

   Khi sử dụng phương pháp NCTHĐH, cần chú ý một số vấn đề sau đây: - Vì trường hợp điển hình nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực nên thường khá phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau. - Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tùy từng nội dung, nhưng cần phù hợp với chủ đề của bài học, với trình độ người học và thời lượng cho phép; - Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau; - Khi sử dụng phương pháp này, cần bám sát mục tiêu bài học; tránh thảo luận lan man, không sát mục tiêu, nội dung bài học.

2.3. Vận dụng phương pháp “Nghiên cứu trường hợp điển hình” trong dạy học học phần Pháp luật cho sinh viên Trường Cờ Úp online

Ví dụ 1: Trong dạy học chương 5, phần Luật dân sự, khi giảng dạy về quyền thừa kế theo pháp luật của công dân, giảngviên có thể sử dụng trường hợp điển hình đó là tình tiết tranh cãi giữa hai anh em ruột trong gia đình và việc phân xử của người mẹ, bác hàng xóm về việc phân chia tài sản của người cha sau khi ông qua đời. Các bước tiến hành cụ thể như sau:

           - Bước 1: Chiếu video về tình huống trên.

           - Bước 2: Yêu cầu sinh viên thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của giảngviên: + Quan điểm của anh (chị) trong tình huống trên như thế nào?;

+ Anh (chị) đồng tình với cách làm,  cách xử lý của nhân vật nào trong tình huống trên? Vì sao;

         - Bước 3Giảngviên tổ chức cho sinh viên thảo luận theo nhóm nhỏ từ 2-3 sinh viên.

        - Bước 4Giảngviên tổng hợp, ghi nhận những ý kiến phát biểu của sinh viên, đồng thời đi đến nội dung cần truyền đạt tới sinh viên đó là quyền thừa kế theo pháp luật.

        Ví dụ 2: Khi giảng dạy nội dung luật lao động, giảng viên có thể cho sinh viên tìm hiểu trường hợp điển hình sau:

        Năm 2005, bà B được công ty thức ăn chăn nuôi X ( có trụ sở đóng tại huyện N, tỉnh Hải Dương ) tuyển dụng hợp đồng lao động vào làm việc tại công ty với thời hạn 1 năm, công việc đảm nhiệm là bác sỹ và nhân viên hành chính. Hết thời hạn hợp đồng, hai bên tiếp tục ký lại hợp đồng với thời hạn 1 năm. Đến năm 2007 thì hai bên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, công việc mà bà B đảm nhiệm vẫn là bác sỹ và nhân viên hành chính, mức lương mà bà B được hưởng là 5 triệu đồng/tháng. Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Tổng Giám đốc công ty X ra quyết định số 34 chấm dứt hợp đồng lao động với bà B kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 với lý do bà B thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ như không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, không kiểm tra việc an toàn thực phẩm trong công ty. Không đồng ý với quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty X nên bà B đã làm đơn khiếu nại đến công ty X và Sở lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Nhận thấy việc chấm dứt hợp đồng lao động của mình là trái pháp luật nên ngày 28 tháng 3 năm 2005 công ty X có thông báo 260 gửi cho bà B với nội dung thừa nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà B là trái pháp luật và mời bà B trở lại tiếp tục làm việc theo hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, bà B không đến công ty làm việc và vẫn tiếp tục gửi đơn đến tòa án yêu cầu tuyên quyết định số 34 là trái pháp luật, yêu cầu công ty X phải nhận bà trở lại làm việc, bồi thường cho bà toàn bộ tiền lương trong thời gian bà không được làm việc cộng với 2 tháng lương. Tổng cộng tất cả là 480 triệu đồng. Phía công ty X cho rằng không phải công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà chính bà B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

(Nguyễn Việt Cường, 72 vụ án tranh chấp lao động điển hình:tóm tắt và bình luận, Nxb Lao động xã hội,2004, tr.138)

- Bước 1: Giảng viên giới thiệu trường hợp điển hình thông qua văn bản trên

 - Bước 2: Sau khi NCTHĐH, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên?

+ Theo anh( chị ) trong tình huống trên công ty X có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà B không? Tại sao?

+ Với tất cả các tình tiết nêu trên, anh ( chị ) cho biết hướng giải quyết vụ việc?

+ Hãy tư vấn cho công ty phương án chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp với bà B

      - Bước 3Giảng viên tổ chức cho sinh viên thảo luận theo hình thức: chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 vấn đề thảo luận trên. Mỗi nhóm thảo luận một vấn đề, sau đó giảng viên mời cả lớp thảo luận chung.

     - Bước 4: Giảng viên tổng hợp ý kiến của sinh viên, sau đó chốt lại vấn đề.

Qua việc sử dụng dụng phương pháp NCTHĐH cho thấy chất lượng giờ học được nâng lên khá rõ rệt, cụ thể:

- Góp phần gắn lí thuyết với thực tiễn, làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, dễ hiểu. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người học có thể tự rút ra những kiến thức bổ ích và dễ dàng ghi nhớ kiến thức trong một thời gian dài. Nếu học lí thuyết, người học có thể rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc nên rất nhanh quên thì phương pháp này giúp người học hiểu vấn đề một cách sâu sắc, gắn liền với quá trình giải quyết tình huống đó.

       - Giúp người học nâng cao khả năng tư duy độc lập, sáng tạo. Nếu với các phương pháp giảng dạy “truyền thống”, quá trình tiếp nhận thông tin thường diễn ra một chiều giữa giảng viên sinh viên, trong đó giảng viên là người truyền đạt tri thức và sinh viên là người tiếp nhận tri thức thì  phương pháp NCTHĐH tạo ra môi trường học tích cực, có sự tương tác giữa sinh viêngiảng viên, giữa SV với nhau. Trong đó, SV được đặt vào một tình huống, buộc các em phải ra quyết định để giải quyết tình huống đó. Sinh viên không phụ thuộc vào giảng viên khi giải quyết một tình huống cụ thể mà các em có thể đưa ra phương án giải quyết sáng tạo. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp NCTHĐH còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm với nhau, thu nhận được những ý kiến, quan điểm, thông tin từ các bạn khác nhằm làm phong phú hơn vốn tri thức cho bản thân.

          Ngoài ra, phương pháp NCTHĐH yêu cầu có sự cộng tác làm việc và thảo luận trong nhóm, do vậy dạy học bằng phương pháp NCTHĐH cũng tạo cơ hội cho người học phát triển toàn diện các kĩ năng như: phân tích để xác định vấn đề; xây dựng và viết tình huống;  thu thập và xử lí thông tin; giao tiếp và làm việc theo nhóm; trình bày vấn đề/quan điểm trước tập thể; so sánh, đánh giá các phương án; ra quyết định và giải quyết vấn đề (của thực tiễn);... Đây là những kĩ năng quan trọng đối với người học.  

          - Sử dụng phương pháp NCTHĐH nhằm tạo hứng thú cho sinh viên với môn học, giúp các em chủ động tìm kiếm tri thức. Thông qua hoạt động thảo luận, sinh viên sẽ hứng thú, tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, nghiên cứu, tìm ra giải pháp.

 

3. Kết luận

         Có thể nói, hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Song, đổi mới không có nghĩa là phủ định hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống. NCTHĐH trong dạy học học phần Pháp luật là một phương pháp mới. Nếu giảng viên sử dụng một cách hợp lí, có sự kết hợp hài hòa với các phương pháp dạy học truyền thống thì chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ ngày càng được nâng cao.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Lăng Bình - Đỗ Hương Trà - Nguyễn Phương Hồng - Cao Thị Thặng (2010), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học Sư phạm.

[2] Nguyễn Việt Cường (2004), 72 vụ án tranh chấp lao động điển hình:tóm tắt và bình luận, NXB Lao động xã hội.

[3] Lê Phước Lộc (2000). Dạy học tình huống và vận dụng trong dạy học thiên văn. Kỉ yếu Hội thảo cải tiến Phương pháp dạy học đại học, khoa Sư phạm Đại học Cần Thơ, tr 29-35.

[4] Nguyễn Thị Minh Phượng - Phạm Thị Thúy (2012). Cẩm nang phương pháp sư phạm. NXB  Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[5] Đinh Văn Tiến - Nguyễn Thị Minh Phượng (chủ biên, 2002). Giáo trình phương pháp giảng dạy tích cực. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tìm kiếm