Và đây là lý do: Sau tuổi nhũ nhi, sự tăng trưởng bứt phá ngoạn mục nhất của não xảy ra ở tuổi vị thành niên, và sự tăng trưởng đó đồng nghĩa với nhiều thứ sẽ có phần hơi lộn xộn trong tâm trí tuổi teen.
Giai đoạn phát triển quan trọng
Được định nghĩa lỏng lẻo là từ 11 đến 19 tuổi, tuổi teen hay tuổi vị thành niên được xem là một thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển - và không chỉ là biểu hiện bên ngoài.
"Bộ não tiếp tục thay đổi trong suốt cuộc đời, nhưng có những bước phát triển “đại nhảy vọt” ở tuổi vị thành niên", Sara Johnson, giảng viên trường Y tế công cộng Bloomberg, Đại học Johns Hopkins, giải thích.
Và khi trải qua giai đoạn phát triển này, các kỹ năng nhận thức và năng lực mới cũng có những bước tiến lớn.
Cha mẹ nên hiểu rằng cho dù con trai mình có cao vọt lên như thế nào hoặc con gái mình có điệu đà như thế nào, thì chúng họ vẫn đang ở trong một giai đoạn phát triển mà sẽ ảnh hưởng đến cả phần đời còn lại.
Não “bừng tỉnh”
Các nhà khoa học từng nghĩ chỉ có trẻ nhỏ mới có những kết nối thần kinh phong phú, được sắp xếp hiệu quả hơn trong ba năm đầu tiên của cuộc đời.
Nhưng các nghiên cứu hình ảnh não, như một nghiên cứu công bố năm 1999 trên tạp chí Nature Neuroscience, đã phát hiện ra rằng đợt “bùng nổ mầm thần kinh thứ hai” xảy ra ngay trước khi dậy thì, đạt đỉnh điểm vào khoảng 11 tuổi đối với các em gái và 12 tuổi đối với các em trai.
Các trải nghiệm của ở tuổi vị thành niên - từ đọc tiểu thuyết ma cà rồng, định hướng các mối quan hệ xã hội trên mạng đến học lái xe – sẽ định hình lượng chất xám mới này, chủ yếu là theo chiến lược "sử dụng hay mất đi". Sự tái tổ chức cấu trúc được cho là tiếp tục cho đến năm 25 tuổi, và những thay đổi nhỏ hơn sẽ tiếp tục trong suốt cuộc đời.
Kỹ năng tư duy mới
Do sự gia tăng trong chất não, não của các teen có năng lực xử lý và kết nối mạnh hơn.
Các teen bắt đầu có những kỹ năng tính toán và đưa ra quyết định của một người lớn - nếu có thời gian và được tiếp cận với thông tin.
Nhưng trong thời khắc nóng bỏng, việc ra quyết định của trẻ có thể bị chi phối bởi cảm xúc, vì bộ não của các teen dựa nhiều hơn vào hệ thống limbic (nền tảng cảm xúc của não) hơn là vỏ não trước trán lý trí hơn.
Tính hai mặt này trong năng lực của các em có thể rất khó hiểu đối với cha mẹ, nghĩa là đôi khi trẻ làm những việc, như đấm vào tường hoặc phóng xe như điên, trong khi rõ ràng là trẻ hiểu biết hơn.
Chứng “ăn vạ” tuổi teen
Các teen đang ở giữa quá trình tích lũy những kỹ năng mới đáng kinh ngạc, đặc biệt là về hành vi xã hội và tư duy trừu tượng. Nhưng trẻ chưa giỏi trong việc sử dụng chúng, vì vậy trẻ phải thử nghiệm - và đôi khi trẻ lấy cha mẹ ra làm “chuột bạch”.
Nhiều em ở tuổi này xem sự xung đột như một kiểu tự thể hiện và có thể gặp khó khăn khi phải tập trung vào một ý tưởng trừu tượng hoặc hiểu quan điểm của người khác.
Cũng như khi đối phó với cơn “ăn vạ” của trẻ lên hai, cha mẹ cần nhớ rằng hành vi của đứa con ở tuổi teen "không phải là sự xúc phạm cá nhân".
Trẻ đang đối phó với một lượng lớn các luồng xã hội, tình cảm và nhận thức và chưa phát triển đủ khả năng để đương đầu. Trẻ cần cha mẹ - những người có bộ não trưởng thành ổn định hơn - để giúp trẻ bằng cách giữ bình tĩnh, lắng nghe và là tấm gương tốt.
Và lời khuyên là: Bạn càng la mắng con, trẻ sẽ càng dễ cư xử tồi tệ, theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Child Development.
Cảm xúc mãnh liệt
Dậy thì là sự khởi đầu của những thay đổi lớn trong hệ thống limbic - phần não bộ không chỉ giúp điều hòa nhịp tim và lượng đường trong máu, mà còn rất quan trọng cho sự hình thành những ký ức và cảm xúc.
Một phần của hệ limbic - hạch hạnh nhân - được cho là kết nối thông tin giác quan với phản ứng cảm xúc. Sự phát triển này, cùng với những thay đổi nội tiết tố, có thể dẫn đến những trải nghiệm mới mãnh liệt của giận dữ, sợ hãi, hung hăng (bao gồm cả với chính mình), hào hứng và hấp dẫn tình dục.
Qua tuổi vị thành niên, hệ thống limbic nằm dưới sự kiểm soát lớn hơn của vỏ não trước trán, liên quan với lập kế hoạch, kiểm soát xung động và tư duy trật tự cao hơn.
Khi những vùng khác của não bắt đầu để giúp xử lý cảm xúc, các teen lớn tuổi hơn sẽ đạt được trạng thái cân bằng nhất định và sẽ dễ dàng hiểu người khác hơn. Nhưng cho đến lúc đó, trẻ thường hiểu sai về thầy cô giáo và phụ huynh.
Bạn có thể đã thận trọng hết mức có thể nhưng vẫn bật khóc hoặc nổi giận vì trẻ hiểu sai những gì bạn nói.
* Còn nữa
Cẩm Tú
Theo Livescience
-
Ngày ban hành: (22/09/2020)
-
Ngày ban hành: (21/09/2020)
-
Ngày ban hành: (17/09/2020)
-
Ngày ban hành: (17/09/2020)
-
Ngày ban hành: (17/09/2020)
-
Ngày ban hành: (16/09/2020)
-
Ngày ban hành: (16/09/2020)
-
Ngày ban hành: (15/09/2020)
-
Ngày ban hành: (15/09/2020)
-
Ngày ban hành: (14/09/2020)
-
Ngày ban hành: (11/09/2020)
-
Ngày ban hành: (11/09/2020)