Cờ Úp online - Nền tảng cá cược tốt

Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cách cấp cứu hữu hiệu người bị tai biến và trụy tim

Dấu hiệu trụy tim và đột quỵ

1. Chóng mặt

Dù hầu hết các cơn đau tim không làm bạn mất ý thức nhưng chúng có thể cắt giảm lưu lượng máu đến tim và não khiến bạn cảm thấy chếnh choáng.

2. Đau phần trên cơ thể

Trái tim không có nhiều gốc thần kinh nên nó có thể dùng chung dây thần kinh với các bộ phận khác trên cơ thể. Cơn đau tim cũng khiến cơn đau lan truyền đến lưng, vai, cánh tay, cổ, hàm. Vài người còn cảm thấy lưng như bị đè lên bởi một sức nặng vô hình.

3. Mệt mỏi

Một số người cảm thấy bị mệt mỏi kéo dài hơn một tuần hay một tháng trước khi cơn đột quỵ thực sự xảy ra dù họ không làm việc gì kiệt sức.

4. Đổ mồ hôi

Trừ phi bạn đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc vừa hoạt động mạnh như tập thể thao, chạy bộ... Việc bị đổ mồ hôi lạnh hoặc đổ mồ hôi quá mức so với bình thường có thể là dấu hiệu báo trước một cơn đau tim do cơn đau này đã kích hoạt hệ thần kinh trên khắp cơ thể bạn.

5. Buồn nôn

Dấu hiệu buồn nôn một cách kinh khủng trước cơn đột quỵ, trụy tim gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Nếu bạn đột nhiên buồn nôn liên tục không có lý do, không liên quan đến thực phẩm, bạn cần nhanh chóng khám tim mạch.

6. Hơi thở ngắn

Nếu các buổi tập thể thao trở nên khó khăn không giải thích được, khi chỉ vừa hoạt động bạn đã thở dốc, mệt mỏi và kiệt sức, có lẽ đây là lúc bạn nên đi khám.

Quy tắc sống còn cấp cứu nhồi máu cơ tim

Đừng hốt hoảng, nhưng bắt đầu ho liên tục và ho mạnh mẽ.
- Hít thật sâu trước khi ho, mỗi lần ho phải mạnh và kéo dài, như bạn đã từng bị ho mà nước giải từ sâu trong lồng ngực chảy ra .

- Hơi thở và ho phải liên tục được lập lại với khoảng cách 2 giây cho đến lúc có người săn sóc, hay cho đến lúc có cảm giác tim đập lại bình thường .
Hơi thở sâu nhận OXYGEN vào trong lồng ngực và chuyển động của ho ép trái tim và làm máu LƯU THÔNG.
- Sự nén áp suất trên trái tim còn giúp tim lấy lại nhịp đập bình thường. Trong trường hợp nầy, nạn nhân của cơn đau tim có thể đến được bệnh viện.khi nằm viện vẫn nên nhớ nhồi máu cơ tim là bệnh rất nặng, dễ biến chứng chết người.

Hướng dẫn cấp cứu người bị đột quỵ và tai biến

Khi có người bị đột quỵ, hãy hết sức bình tĩnh. Cho dù bệnh nhân đang ở đâu, cũng không được di chuyển. Vì nếu bị di chuyển, các mạch máu não sẽ vỡ ra. Hãy giúp bệnh nhân ngồi tại chỗ và giữ không cho bệnh nhân bị ngã, rồi bắt đầu chích cho máu chảy ra. Nếu bạn có sẵn một cây kim tiêm ở nhà thì tốt nhất, nếu không có kim tiêm, bạn có thể dùng kim may hoặc một cây kim thẳng. (Nhớ là phải rửa tay thật sạch trước khi thực hiện các việc sau đây):

1. Hơ kim trên lửa để khử trùng rồi dùng nó để chích mười đầu ngón tay.

2. Không có các huyệt cụ thể, chỉ cần chích cách các móng tay 1mm.

3. Chích đến khi nào máu chảy ra.

4. Nếu máu không chảy ra được, hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra.

5. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều đã có máu chảy ra, hãy chờ vài phút, nạn nhân sẽ hồi tỉnh.

6. Nếu nạn nhân bị méo miệng, hãy kéo hai tai nạn nhân cho đến khi cả hai tai đều đỏ lên.

7. Sau đó, chích vào dái tai cho đến khi mỗi dái tai có chảy ra hai giọt máu. Sau vài phút nạn nhân sẽ hồi tỉnh.

Chờ cho đến khi nạn nhân trở lại trạng thái bình thường không có một triệu chứng bất thường nào nữa thì mới chở nạn nhân vào bệnh viện vì nếu vội vàng chở đi bệnh nhân đi ngay đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, xe chạy bị xóc sẽ làm cho các mạch máu não của bệnh nhân vỡ tung ra. Nếu nạn nhân có được cứu sống, ráng lắm mới đi lại được thì cũng do phước đức ông bà để lại mà thôi.

Vì vậy đột quỵ là nguyên nhân dẫn đến tử vong rất nhanh. Những người may mắn có thể sẽ sống sót nhưng phải chịu liệt suốt đời. Điều này thật là khủng khiếp. Nếu như tất cả chúng ta có thể nhớ phương pháp chích cho máu chảy ra và bắt đầu quá trình cứu người ngay tức khắc, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nạn nhân đã có thể hồi sinh và trở lại bình thường.

Chúng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ bày cho người khác phương pháp sơ cứu này. Bằng cách làm như vậy, đột quỵ sẽ bị chuyển khỏi danh sách các nguyên nhân chính gây tử vong và giúp người bệnh thoát chết trong gang tấc.

Những người nào dễ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não?

Các triệu chứng thường gặp của tai biến mạch máu não bao gồm: Méo miệng, yếu, liệt tay chân một bên, tê hoặc mất cảm giác ở một nửa bên thân thể, nói đớ hoặc không nói được, ù một mắt hoặc không nhìn được một bên, lú lẫn, hôn mê.

Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói hoặc co giật.

Phải nghĩ đến đột quỵ nếu một hoặc nhiều triệu chứng kể trên xuất hiện đột ngột, bất ngờ ở một người đang có vẻ rất khỏe mạnh, khi họ đang nghỉ ngơi, đang ngủ hoặc đang làm việc bình thường.

Có một cách để bạn kiểm tra một người có những biểu hiện bất thường về sức khỏe xem người đó có phải bị tai biến mạch máu não không bằng cách yêu cầu họ làm những điều sau:

– Yêu cầu người đó cười

– Yêu cầu người đó nói

– Yêu cầu người đó giơ tay lên

Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay tức khắc.

Những bài thuốc dân gian hữu hiệu để cấp cứu người bị tai biến mạch máu não

Khi xác định người thân của bạn bị tai biến mạch máu não, điều bạn cần làm ngay là gọi xe cấp cứu đưa người đó đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Trong trường hợp bạn không thể đưa đến ngay hoặc trong thời gian chờ đợi, có thể tiến hành những biện pháp cấp cứu tích cực.

Dưới đây là 3 bài thuốc dân gian mà bạn có thể sử dụng trong trường hợp nguy cấp nhất:

– Dùng ớt chỉ thiên giã nhỏ, thêm ít muối và nước. Chắt nước cho người bệnh uống, bã đắt vào răng sẽ tỉnh lại.

– Giun đất phơi khô 50g, đậu đen 100g, lá bồ ngót phơi khô, sao qua (200g). Dùng 4 chén nước sắc còn lại nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng.

– Rễ tầm xuân 15 – 30g sắc uống chữa chứng bệnh liệt mặt và liệt nửa người do tăng huyết áp.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết