Cờ Úp online - Nền tảng cá cược tốt

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực cho trẻ mầm non

Thạc sĩ Trịnh Thị Ngà - Khoa Mầm non

Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho sinh viên ngành giáo dục mầm non năm học 2024 – 2025, chiều ngày 4 tháng 10 năm 2024 tại nhà Đa năng Trường CĐSP Bắc Ninh giảng viên Trịnh Thị Ngà tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho 285 sinh viên K43 với chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực cho trẻ mầm non”.

Chuyên đề tập trung vào các nội dung cơ bản về biểu hiện của tính tích cực của trẻ mầm non khi tham gia hoạt động; khái niệm, ý nghĩa, các loại môi trường giáo dục; các yêu cầu, nguyên tắc đối với môi trường ngoài trời, môi trường trong lớp học; vai trò của các bên liên quan khi xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ mầm non.

Biểu hiện tính tích cực của trẻ mầm non: Trẻ hứng thú, chủ động tìm hiểu, khám phá nội dung hoạt động; tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc tự chọn nhiệm vụ; tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành công việc.

Khái niệm: Môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ mầm non là môi trường vận dụng các nguồn lực về cơ sở vật chất; vận dụng phương pháp, biện pháp để hướng dẫn các hoạt động theo hướng giúp trẻ chủ động; là môi trường an toàn, thân thiện, tạo cơ hội để trẻ học hỏi thông qua khám phá và trải nghiệm tích cực.

Ý nghĩa: Là môi trường vận dụng các nguồn lực về cơ sở vật chất; vận dụng phương pháp, biện pháp để hướng dẫn các hoạt động theo hướng giúp trẻ chủ động; là môi trường an toàn, thân thiện, tạo cơ hội để trẻ học hỏi thông qua khám phá và trải nghiệm tích cực. Đồng thời thoả mãn nhu cầu và sở thích của trẻ; khuyến khích trẻ khám phá và giải quyết vấn đề; phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ hoạt động một mình hoặc theo nhóm; tạo cơ hội giúp trẻ học các kỹ năng mới trong môi trường được hỗ trợ và an toàn; trẻ được hoạt động với nhiều loại vật liệu và thiết bị; cung cấp cho trẻ nhiều trải nghiệm vui vẻ, thú vị.

Những yêu cầu đối với môi trường vật chất và môi trường xã hội:

Yêu cầu đối với môi trường ngoài trời: Thiết bị đồ chơi ngoài trời đa dạng; không gian thoáng, rộng, nhiều cây xanh, an toàn; xây dựng các khu vực vui chơi, trải nghiệm với nhiều đồ chơi, nguyên vật liệu mở phong phú, hấp dẫn.

Yêu cầu đối với môi trường trong lớp học: Bố trí không gian các khu vực hoạt động trong lớp hợp lý, sắp xếp đồ dùng, phương tiện ngăn nắp, linh hoạt và đảm bảo tính thẩm mĩ; đảm bảo an toàn cho trẻ; thường xuyên quan sát, thay đổi cách sắp xếp đảm bảo mục đích của sử dụng; sử dụng nguồn nguyên vật liệu mở, sẵn có của địa phương, mang tính chất đặc trưng vùng miền.

Yêu cầu đối với môi trường hoạt động có chủ đích: Căn cứ mục tiêu, nội dung của từng hoạt động; căn cứ điều kiện cơ sở vật chất của trường, của lớp, khả năng nhận thức của trẻ trong lớp giáo viên chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phù hợp với trẻ, đủ cho trẻ hoạt động, kích thích nhu cầu muốn được hoạt động của trẻ.

Yêu cầu đối với hoạt động vui chơi theo góc: Đảm bảo về số lượng các góc chơi; sắp xếp phù hợp không gian giữa góc động - góc tĩnh; đảm bảo số lượng cây xanh trong lớp học; đồ dùng đồ chơi, học liệu an toàn, phong phú, tăng cường nguyên vật liệu mở; bố trí phù hợp, tối ưu hóa không gian sử dụng; tạo môi trường hoạt động đa dạng; khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ; tiết kiệm chi phí.

Yêu cầu xây dựng về môi trường xã hội: Tăng cường sự tham gia, trao quyền chủ động, tuyệt đối không áp đặt, bắt ép trẻ thực hiện hoạt động; khen ngợi, động viên, khích lệ sự tự tin, tích cực ở trẻ; xây dựng môi trường và thiết kế các hoạt động phong phú, có nhiều lựa chọn; gần gũi thực tế cuộc sống; tích hợp các nội dung trong mỗi chủ đề; tạo ra trải nghiệm tự nhiên, có ý nghĩa, đáp ứng đặc điểm hoạt động của trẻ.

Các nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ:

Bắt đầu từ trẻ: Lập kế hoạch có ý nghĩa với trẻ; đặt ra các mức độ đảm bảo sự tham gia của tất cả các trẻ; tạo điều kiện giúp trẻ đưa ra các mức độ tiếp theo

Đảm bảo mục đích các hoạt động: Hoạt động theo đúng trình tự chế độ sinh hoạt hàng ngày, phù hợp độ tuổi, khả năng của trẻ; phù hợp nội dung từng hoạt động; đồ dung, phương tiện theo quy định của Chương trình giáo dục mầm non.

Sắp xếp không gian phù hợp với hoạt động trải nghiệm, khám phá.

Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong hoạt động.

Lựa chọn, thiết kế môi trường trường đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp đặc điểm địa phương.

Quan sát điều chỉnh phù hợp.

Vai trò của các bên liên quan trong xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ mầm non

Vai trò của giáo viên: Là tấm gương, là người chơi cùng; tư vấn, kiến tạo; hỗ trợ động viên; quan sát đánh giá và bảo vệ quyền lợi trẻ.

Vai trò của cha mẹ trẻ: Phối hợp trong lập kế hoạch và xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ tại lớp; kết nối, chia sẻ thông tin giữa nhà trường và gia đình.

Vai trò của trẻ: Trẻ là người chủ động, tích cực học qua chơi; học bằng cách tham gia; học qua kinh nghiệm, trải nghiệm

Vai trò của cán bộ quản lý: Huy động các nguồn lực cơ sở vật chất; tổ chức phát triển năng lực chuyên môn; xây dựng bộ quy tắc ứng xử; truyền thông vai trò của nhà trường.

Để phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động cần điều chỉnh môi trường giáo dục theo hứng thú của trẻ; qua trao đổi với đồng nghiệp; tiếp thu thông tin từ cha mẹ trẻ; trao đổi thông tin thường xuyên.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết