Cờ Úp online - Nền tảng cá cược tốt

Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quan họ Bắc Ninh - Nét duyên của người Kinh Bắc

Quan họ Bắc Ninh - Nét duyên của người Kinh Bắc (13/03/2012)

    

Ngược dòng thời gian trở về lịch sử, quê hương Quan họ Bắc Ninh đã có nhiều tên gọi khác nhau và địa bàn rộng, hẹp khác nhau, qua các triều đại. Từ xa xưa đã nổi tiếng một vùng Kinh Bắc, xứ sở của Quan họ.

Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ XIX, từ ngày 10/10/1895 bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ năm 1963 hai tỉnh đó được sát nhập lại thành một tỉnh Hà Bắc rộng lớn với ngót hai triệu rưởi dân và hơn bốn ngàn rưởi cây số vuông,và tỉnh Hà Bắc đó được xem như quê hương của dân ca Quan họ.
Từ rất lâu đời, lối hát quan họ độc đáo đã mang nhiều nét văn hoá đặc trưng, dân dã mà cũng không kém phần cao sang đến cho vùng quê Kinh Bắc xưa (ngày nay gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). Các liền anh, liền chị hát quan họ trong suốt bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) nhưng đặc biệt là vào mùa Xuân, lúc hoa cỏ đang khoe sắc đua hương, vạn vật đang sinh sôi nảy nở, cả đất trời, cảnh vật như mở ra để đón nhận lòng người … Vào những ngày hội đầu xuân nếu không có quan họ thì người Kinh Bắc như cảm thấy thiếu đi cái gì đó rất lớn, sẽ kém vui… Bởi quan họ đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn của người dân nơi đây, nó như một món ăn tinh thần tồn tại hàng thế kỷ tại vùng quê cổ kính này.
Ở vùng Kinh Bắc, từ khi mới được sinh ra, trẻ thơ đã được ông, bà, cha, mẹ hát ru bằng những làn điệu dân ca quan họ truyền thống và cứ như vậy khi lớn lên người ta vẫn không thể quên được những làn điệu dân ca độc đáo này, các thế hệ tiếp nối nhau hát quan họ, người trước truyền dạy cho người sau. Ngày nay, từ trẻ em đến người già ở vùng đất Kinh Bắc xưa đều biết hát quan họ… nhiều người con của quê hương khi đi xa cũng không thể nào quên được những âm vang tha thiết đó của quê nhà.
Nói đến hát quan họ là nói đến một lối hát có quy củ, nền nếp, buộc người hát phải tuân thủ theo luật hát gồm nhiều thể loại: hát đối, hát giao duyên, hát canh, hát kết chạ, hát lễ hội, hát mời nước, mời trầu… hát cho chỉ nổi kim chìm, hát cho lở đất long trời mới xứng là trai gái Kinh Bắc. Nhưng không chỉ có thế, quan họ còn có lối hát tự do, ngẫu hứng thể hiện sự phóng khoáng trong những canh hát ngày xuân. Hát để thay cho nói, tâm sự gửi cả vào trong câu hát, đó cũng là cái tình của người quan họ đã thấm thía, lan tỏa ngàn đời. Đối với quan họ thì yếu tố vang, rền, nền, nảy là không thể thiếu được và đòi hỏi người hát phải trải qua một quá trình rèn luyện rất kỳ công mới đạt đến độ chuẩn đó.
Các làn điệu quan họ thường thể hiện tâm trạng tình yêu đôi lứa, khát vọng sống ấm no, hạnh phúc, nỗi nhớ mong, tương tư của người quan họ, cái sầu man mác, tương tư như lời của một làn điệu: ''để có ai xuôi về, cho em nhắn, cho em nhủ… ai bâng khuâng trong gió? Ai mải đi tìm trong chiều hội xuân…" nghe sao mà sâu lắng, thiết tha đến vậy! Tất cả tình cảm đều được người quan họ thể hiện một cách tế nhị và kín đáo.
Văn hoá quan họ còn là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà ''đôi tay nâng chén rượu đào, đổ đi thì tiếc, uống vào thì say". Quan họ uống chén rượu mừng xuân, mừng hội, vui bầu, vui bạn… rồi ca xướng cho tan canh mãn võ, cho tàn đêm rạng ngày, rồi các làn điệu chia tay giã bạn đầy quyến luyến trong câu hát "Người ơi người ở đừng về/ Người về em vẫn khóc thầm/ Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa…" hay là "Bây giờ kẻ bắc người nam/ Trăm năm chỉ có một ngày/ Đàn cầm ai nỡ dứt dây cho đành/ Quan họ nghỉ chúng em ra về…" tàn canh, giã hội rồi mà quan họ vẫn còn ngậm ngùi tiếc nhớ "Người về tôi vẫn ngậm ngùi, để thương, để nhớ cho tôi thế này... Người về tôi chẳng dám nài, áo trong người mặc, áo ngoài người để làm tin"… Và để rồi kết thúc bằng những lời hứa hẹn tha thiết "Đến hẹn lại lên"… trong mùa hội tới.
Quan họ không chỉ là nghệ thuật hát mà nó còn là văn hóa, là "ứng xử" của người dân Kinh Bắc, "mỗi khi khách đến chơi nhà", không chỉ "rót nước pha trà" mời khách, mà cùng với đó là những câu hát thắm đượm nghĩa tình: "Mỗi khi khách đến chơi nhà/ đốt than quạt nước pha trà mời người xơi/ trà này quý lắm người ơi/ Mỗi người một chén cho tôi vui lòng"...
Ngày nay, vùng Kinh Bắc còn có Hội hát quan họ đầu xuân, hát trong hội làng, trong các ngày lễ tết của dân tộc… để các liền anh, liền chị thi thố tài năng và phục vụ cho công chúng. Những làn điệu dân ca quan họ không chỉ là niềm tự hào, là vốn riêng của người dân Kinh Bắc, mà còn là niềm kiêu hãnh, là nét đẹp văn hóa rất riêng của người dân Việt Nam, năm 2009, đã chính thức được Unesco vinh danh và trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong đó Bắc Giang có 5 làng trong danh sách những làng quan họ cổ được vinh danh là: Nội Ninh, Giá Sơn, Hữu Nghi, Mai Vũ (của xã Ninh Sơn) và Sen Hồ (thị trấn Nếnh).
Thanh Trà

Nguồn:flbms.com Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết